Siêu nhân Ấn Độ lặn bắt vẹm xanh

Sarah Malm

Bản dịch của H.V.M

Hít thật sâu, một thanh niên trẻ nhảy xuống nước, trong tay chỉ có con dao và không có gì nhiều nữa, để bắt vẹm xanh.
Mỗi sáng, những ngư dân can đảm này hướng ra bãi biển Kovalam, Kerala, nhảy vào Ấn Độ Dương để lặn sâu 15 feet tới đáy đá phía dưới và làm đầy túi lưới của họ – một công việc mất nhiều phút.
Những tay lặn can đảm này không dùng thiết bị thở, được trang bị không gì ngoài cặp kính lặn, một con dao rựa và cái túi lưới cột quanh thắt lưng.

Hít vào: Người lặn vẹm xanh xuống nước với trang bị không gì ngoài đôi kính lặn, một con dao rựa và lưới để chứa con mồi của họ.

Nhóm này khởi hành trên những chiếc thuyền gỗ của họ vào sáng sớm và dùng thời gian còn lại trong ngày để lặn xuống nước bắt vẹm cho tới khi làm đầy thuyền.
Mỗi lần lặn mất ba phút, và các ngư dân mất hàng năm để làm cho cơ thể thích ứng với điều kiện làm việc dưới nước.
Những bức ảnh đầy kinh ngạc này được chụp bỡi nhiếp ảnh gia Cesare Naldi, người theo nhóm ngư dân này khi họ thực hiện chuyến lặn vẹm xanh hàng ngày.
Anh Naldi, từ Santa Barbara, California, đang viếng thăm Ấn Độ như là một phần khóa học nhiếp ảnh của anh, và đang tìm kiếm cơ hội chụp ảnh dưới nước thì anh phát hiện nhóm người này đang hướng ra bãi biển Kovalam.

Thách thức: mặc dù không có thiết bị lặn hiện đại – thậm chí không có cả ống hơi – những thợ lặn Ấn Độ ở Kerala vẫn ở dưới nước tới 3 phút trong một lần lặn.

Lặn vào biển sâu: Những thợ lặn cầm giữ dụng cụ của họ và lặn sâu 15 feet để bắt vẹm xanh.

Săn bắt: Những ngư dân dùng con dao rựa để cạy vẹm ra khỏi đá và san hô cho tới khi họ làm đầy lưới.

Anh nói: “Tôi quyết định chụp ảnh các ngư dân, chú trọng đến những cách khác nhau mà người Ấn bắt cá trong khi không dùng các thiết bị hiện đại”.
“Một ngày nọ, vào buổi sáng sớm, trong khi đang đi bộ trên bãi biển Kovalam tìm kiếm nhóm ngư dân chuẩn bị đánh cá bằng tấm lưới lớn của họ, tôi tình cờ gặp những ngư dân bắt vẹm đang đi thuyền ra biển”.

Xuất hiện bất ngờ: Một ngư dân đang nghỉ ngơi trên chiếc thuyền gỗ trước khi lặn xuống nước một lần nữa.

Hướng dẫn: Một ngư dân đứng trên đá trong khi thông tin cho người đồng đội, chỉ chỗ tìm vẹm.

Người tìm kiếm: Những ngư dân tìm vẹm bằng cách nhoài người ra khỏi chiếc thuyền gỗ và nhìn xuống dưới mặt nước qua chiếc kính lặn.

Anh được phép đi theo trong ngày làm việc của họ và rất thích thú với sức mạnh và sự can đảm của họ.
“Họ lặn thẳng từ chiếc thuyền, và lặn xuống độ sâu chừng 15 feet và ở từ 1 tới 3 phút dưới nước để bắt vẹm. Khi lưới đầy họ nổi lên”.
“Lưới này chắc là nặng, và khi thuyền đầy vẹm, họ quay trở vào bờ, nơi những người vợ nhận lấy vẹm, cho vào túi, đặt lên đầu và đi đến chợ gần đó để bán”.

Hướng ra biển: Những thợ lặn trên chiếc thuyền nhỏ cả ngày để bắt vẹm đem vào bờ.

“Họ chỉ trang bị bằng chiếc mặt nạ lặn tròn kiểu cũ, và không gì khác, không chân vịt hay ống hơi”.
“Họ làm việc suốt buổi sáng và buổi chiều trong nước, lặn liên tục. Nó trông không nguy hiểm lắm, nhưng bạn phải thật sự khỏe mạnh để lặn suốt ngày và ở dưới nước nhiều thời gian để thu hoạch vẹm, con này bám rất chặt vào đá”.
“Tôi chuyên chụp ảnh dưới nước, và tôi có thiết bị chụp ảnh dưới nước mà tôi mang theo đến Ấn Độ, nhưng lần này tôi chỉ có mặt nạ và ống hơi, không chân vịt, và camera dưới nước có hai nguồn sáng”.

Chèo đi: Nhiều năm kinh nghiệm làm cho những ngư dân biết chính xác nơi nào có nhiều vẹm.

Tận tụy: Mặc dù bắt đầu từ sáng sớm, những thợ lặn can đảm này tiếp tục lặn bắt vẹm cho tới khi thuyền đầy ắp.

Công việc cực nhọc: Rất khó khăn khi cạy vẹm ra khỏi đá mà không làm hư vỏ của nó.

Trở lên mặt nước: Một ngư dân đã làm đầy túi lưới và trở lên thuyền.

“Tôi làm thử những gì họ đang làm, nhưng dĩ nhiên là tôi không thể ở lâu dưới nước như họ”.
Trong ngày đầu tiên với các ngư dân, chiếc kính lặn của anh Naldi đã bị hư và anh mượn một cái của người ngư dân – và phát hiện nó thoải mái đến nỗi anh mua nó vào ngày hôm sau.
“Tôi vẫn dùng chiếc mặt nạ đó để lặn và mỗi lần tôi xuống nước với những thiết bị lặn bằng bình hơi phức tạp, khi tôi mang chiếc mặt nạ vào, tôi nhớ lại những ngư dân bắt vẹm và cách mà họ có thể ở lâu dưới nước với chỉ chiếc mặt nạ đó”.

Đi lên để thở không khí: Người lặn vẹm đã rèn luyện thân thể thích ứng với công việc dưới nước, một kỹ năng quan trọng khi mỗi lần lặn thường mất từ 1 đến 3 phút.

Xong việc: Với túi lưới đầy quanh thắt lưng, thợ lặn khởi hành đi lên từ đáy biển.

Kết thúc một ngày: Sóng vỗ lên bờ đá trên bãi biển Kovalam khi người ngư dân nghỉ ngơi sau một ngày làm việc nặng nhọc.

Vẹm xanh
Hàu, thuốc kích thích tình dục xuyên thời đại.
Nó chắc chắn làm anh ta tỉnh rượu! Người ăn hàu để hồi phục sau một đêm nhậu tơi bời nói anh phát hiện một viên ngọc hiếm bên trong vỏ.

Leave a comment

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa