Lặn với cá mó đầu gù

Phát hiện ra mình được quây quanh bỡi một đàn cá mó đầu gù lớn đang thơ thẩn kiếm ăn trong một vùng rạn san hô rộng lớn là một trải nghiệm khó quên.

Parrotfish-1Có thể bạn đang bận bịu khám phá mọi ngóc ngách của rạn san hô hay đang lướt đi trong một dốc đá sâu dưới nước thì đột nhiên các giác quan của bạn cảnh báo sự hiện diện của những con cá to lớn này. Thường bơi thành từng đàn, chúng xuất hiện giống như một nhóm cướp làm đầy tai người lặn với những tiếng nhai răng rắc ồn ào và tạo ra một lớp cát mịn trên sàn đại dương.

Với thân thể màu xanh to lớn, cái đầu màu hồng có vẻ đần độn và hàm răng to mở rộng, chúng có thể không chiến thắng trong bất kỳ cuộc thi sắc đẹp nào, nhưng có thể tạo ra một khung cảnh tuyệt vời để chụp ảnh và cung cấp một dịch vụ quan trọng cho những người yêu thích cảm giác một lớp cát trắng mịn giữa các ngón chân khi họ đi dọc theo bãi biển. Có gì đặc biệt về loài cá mó đầu gù này?

Cá mó đầu gù

Parrotfish-2Họ: Cá mó Scaridae

Tên thường dùng: Bumphead, giant humphead, green humphead, double-headed parrotfish

Tên khoa học: Bolbometopon muricatum

Đặc điểm phân biệt

Cá mó đầu gù là loài cá mó lớn nhất trong họ cá mó, chiều dài có thể đạt tới 130 cm và nặng 46 ký. Chúng được phân biệt bỡi đĩa răng giống mỏ chỉ được che một phần bỡi môi thịt. Cá cái và đực trông giống nhau trong loài cá này. Cá con khởi đầu với màu nâu hơi xanh với 5 dãy chấm màu trắng thẳng đứng trên thân. Khi trưởng thành chúng phát triển một cục bướu lớn trên đầu. Khi hoàn toàn trưởng thành chúng có màu ô liu hoặc xanh tới xám nhạt, với vết lan màu hồng hay hơi vàng phía trước mặt.

Cá mó đầu gù lớn thường bị lầm lẫn với cá bàng chài vân sóng, Napoleon wrasse, con này có thể phân biệt bỡi 2 đường màu đen chạy phía sau mắt.

Hành vi

Parrotfish-4Bản tính sống thành đàn, cá mó đầu gù tập trung từ 20 đến 100 con, nghỉ ngơi ở những vùng nước cạn, những nơi đáy phẳng có cát của các vịnh cạn, quanh các hang động dưới nước và xác tàu đắm vào ban đêm. Ban ngày, con lớn bơi về hướng biển khi chúng sục sạo các rạn san hô để tìm thức ăn.

Ở những nơi có áp lực đánh cá cao và tàu thuyền hoạt động nhiều, cá mó đầu gù trở nên thận trọng với các rạn san hô gần nơi có người ở. Trong các khu vực biển được bảo vệ, loài sinh vật hiền lành này rất dễ tiếp cận bỡi những người lặn, bạn có thể thấy chúng té nước phía trước mặt bạn và dường như không chú ý đến sự có mặt của bạn.

Tập tính ăn

Parrotfish-3Cá mó đầu gù ăn chủ yếu là san hô. Ăn tảo dưới đại dương và san hô vào ban ngày, đàn cá rời vịnh san hô với con lớn di chuyển ra xa hơn, những con nhỏ vẫn ở lại ở những đáy cỏ. Cá mó đầu gù sống theo tên của chúng khi thỉnh thoảng húc đầu vào san hô, làm nó vỡ ra thành những miếng nhỏ để dễ ăn.

Chúng được trang bị răng ở yết hầu phía sau cổ họng để nhai san hô cứng thành hạt nhỏ vụn có thể tiêu hóa được. Tất cả các chất không tiêu hóa được đều được thải ra ngoài, tạo ra chất trầm tích quan trọng. Vì mỗi con cá có thể tiêu thụ tới 5 tấn san hô một năm, chúng là nhà sản xuất cát san hô quan trọng, tác động tích cực đến sự phục hồi của hệ thống sinh thái rạn san hô. Tất nhiên loại cát nhỏ mịn này cuối cùng được đánh dạt lên bờ, vì thế hãy nghĩ đến điều đó khi lần tới bạn dạo chơi trên một bãi biển cát mềm. bạn có thể cám ơn rằng đất cát dưới chân bạn đã đi qua hệ thống tiêu hóa của cá mó đầu gù, mặc dù chất thải của cá không phải là chủ đề bàn luận lý tưởng cho một cuộc đi dạo lãng mạn.

Theo divetheworld.com, bản tiếng Việt của bienvanguoi.wordpress.com

Có thể bạn quan tâmCá mó: Đẹp và ngon
Ăn cá mó ở Philpippines.

Leave a comment

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa