Top 5 hung thần điện ảnh dưới nước.

Khi nói về những cảnh phim hãi hùng trong điện ảnh, chắc chắn những cảnh dưới nước luôn tạo ấn tượng mạnh đến người xem.

Hãy nghĩ điều này: ngoài nỗi sợ về chết đuối, thật không quá khó để tò mò về những gì đang bơi theo phía sau bạn. Sợ về những gì không biết luôn luôn rất mạnh mẽ.

Nếu bạn thích lặn vào những nơi kinh dị như thế, bạn đang gặp may, vì tập tíếp theo của phim “Piranha 3D” là “Piranha 3DD” đang trình chiếu ở các rạp. Ngoài ra, phim này còn có ngôi sao David “The Hoff” Hasslehoff”. Còn gì tốt hơn thế nữa?

Nhưng trước khi bạn bôi thuốc chống nắng và hướng về bãi biển có màn hình lớn, bạn nên làm quen với một số hung thần dưới nước vĩ đại nhất trong điện ảnh.

Hung thần số 5: The Gillman trong “Creature From The Black Lagoon”

Sẽ không hợp lý khi lập một bản danh sách những hung thần dưới nước hàng đầu mà không có ông nội của những quái vật biển, được gọi đơn giản là The Gillman.

Trình chiếu vào năm 1954, sinh vật nửa người nửa cá tiền sử này cũng có một trái tim. Một nửa của nó dành để đam mê quý bà đứng đầu xinh đẹp (Julie Adams thủ vai), nhưng nửa kia – phía tối của nó – sẽ không ngần ngại kết liễu bất kỳ người nào nó gặp.

Sự thật The Gillman không phải là hung thần gây sợ hãi nhất xuất thân từ nước, nhưng chắc chắn  đó là nhân vật đáng nhớ nhất. Hơn nữa, ông là một trong những quái vật điện ảnh lạnh lùng nhất.

Có tổng cộng 3 “Sinh vật”, và trong phim thứ hai, ‘Revenge of the Creature – Sự báo thù của sinh vật’ năm 1955, cũng nổi tiếng vì đã giới thiệu một gương mặt trẻ, chưa có tiếng tăm tên Clint Eastwood trong một vai ngắn là một trợ lý phòng thí nghiệm bình thường, người mất một con chuột trong phòng thí nghiệm (nó bò vào ống tay áo của anh). Giờ hãy sợ hãi đi.

Hung thần số 4: Cá Piranha trong phim cùng tên.

Tiếp theo cuốn phim cổ điển về con cá mập trắng lớn vào năm 1975, các đại dương, hồ, và suối đã chứng minh là những mảnh đất màu mỡ cho những nhà làm phim khai thác sự đam mê những quái thú săn mồi dưới nước.

Hãy tham gia cùng vua điện ảnh loại B Roger Corman, người vào năm 1978 đã thả một đàn cá răng nhọn xuống sông, và chúng đi xa hơn việc cắn vào những mắc cá chân bình thường của bạn. Trong phim kinh dị vui nhộn, “Piranha”, Corman, cùng với đạo diễn Joe Dante (người tiếp tục đạo diễn phim “Gremlins”) sáng tạo ra một giống cá piranha không chỉ tồn tại trong các dòng sông, mà còn nuốt chửng mọi thứ – đặc biệt là con người – khi nhìn thấy.

Tất nhiên theo tiêu chuẩn ngày nay, “Pinranha” có ngân sách thấp (món ưa thích của Corman) nhưng nó không thành vấn đề: một khi hạt giống đã được gieo vào trong tâm trí bạn, cố quên ý nghĩ về một loài cá có thể giết người trong các sông hồ địa phương của bạn giống như ý nghĩ bơi ngược một dòng nước chảy xiết.

Hung thần số 3: Orca cá voi sát thủ trong “Orca”

Hãy quên “Free Willy” đi, chuyện về cá voi (một phim ‘70s nữa lấy cảm hứng từ phim cá mập đó) có những cú đớp mồi ghê gớm.

Không giống như “Piranha” của Corman, “không có gì cười về chuyện con người vào năm 1977 chống lại thế lực tự nhiên”, nơi một người chuyên săn cá lớn (Richard Haris thủ vai) trở thành người bị săn đuổi sai khi ông giết chết con đực của con cá voi sát thủ. Tất nhiên, giống như các phim khác vào giai đoạn này, “Orca”, về mặt kỹ thuật, trông có vẻ lỗi thời, nhưng nó kinh dị thật sự.

Một lưu ý đáng nhớ về cá voi sát thủ, con cá voi Monstro trong phim “Pinocchio” đơn giản là không nên lãng quên. Bỡi vì nó là một phim hoạt hình gia đình, cần thừa nhận Monstro là sinh vật gây kinh hãi cho trẻ em, nhất là khi Pinocchio, Geppetto và Jiminy Cricket cố thoát ra khỏi bụng của con quái vật.

Hung thần số 2: Nàng tiên cá sát thủ trong phim “Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides”

Những cảnh phim hay nhất là những cảnh bạn không thấy xuất hiện, và tỷ lệ rất lớn xét về phương diện này trong phần 4 của “Những tên cướp biển vùng Ca-ri-bê” năm 2011.

Bắt đầu với cảnh tượng rùng rợn, nơi một nhóm nàng tiên cá xinh đẹp (Liệu có loài nào khác không?) làm say mê những nạn nhân vô tình bằng những bài hát. Nhưng không khí báo điềm xấu này không cho bạn biết những gì xãy ra kế tiếp – một cuộc tấn công không thương tiếc của loài yêu quái.

Đơn giản và bình dị, những gì mà đạo diễn Rob Marshall thực hiện với những nàng tiên cá trong “On Stranger Tides” là long trời lở đất (hay nước?), đặc biệt cho phim Disney.

Bất thình lình, khán phòng nổi lên tiếng nhạc du dương của phim hoạt hình dưới nước cổ điển “The Little Mermaid” và những “tia sáng” kỳ lạ tuyệt đẹp của đạo diễn Ron Howard (ngôi sao Daryl Hannah thủ vai nàng tiên cá bị dạt vào bờ và Tom Hank làm người hướng dẫn sau này của cô), nhìn thấy những sát thủ tiềm tàng mà theo truyền thống khắc họa là sinh vật xinh đẹp. Thay vì thế, những nàng tiên cá trong “On Stranger Tides” – có những răng nanh như ma cà rồng – tấn công vào con mồi như bầy cá nhồng khát máu đang đói.

Hung thần số 1: Cá mập trắng lớn trong “Jaws”.

Nếu như một bộ phim làm thay đổi thói quen của người xem trong đời thực qua một đêm, thì bộ phim kinh dị cổ điển của đạo diễn Steven Spielberg “Jaws – hàm cá mập” chính là bộ phim đó. Bất kể bạn bơi trong đại dương ở bờ đông hay bờ tây, hoặc một trong 10.000 hồ ở Minnesota, sau khi xem Hàm cá mập, bạn phải suy nghĩ vài lần trước khi xuống nước.

Tất nhiên, đó là vì con cá mập trắng lớn, người mà Spielberg và đoàn làm phim đã đặt cho một cái tên rất tình cảm là “Bruck The Shark” bên ngoài màn ảnh. Bất kể hôm nay chúng ta thấy Hàm cá mập có kỹ thuật thấp như thế nào, khi nhìn thấy Bruck phóng ra khỏi nước, bạn phải chạy.

Mặc dù thế, sự sợ hãi còn ở sự phỏng đoán cá mập tấn công – đặc biệt là cảnh mở cổ điển khi một người phụ nữ đơn độc đang bơi ở phía dưới.

Thêm phần căng thẳng là thành tích cổ điển của John Williams, cùng với nhịp tim đập nhanh của bạn, gia tăng tốc độ khi cá mập ở gần hơn.

Bản dịch của H.V.M

Có thể bạn quan tâm8 câu chuyện về quái thú hoang dã ăn thịt người
Con cá mập sai lỗi của Steven Spielberg làm thay đổi ngành kinh doanh điện ảnh như thế nào
Piranha 3DD hy vọng thu hút người xem trong biển phim hè
9 quái vật truyền thuyết của Bắc Mỹ

Comments
One Response to “Top 5 hung thần điện ảnh dưới nước.”
  1. anhhaiba says:

    Mời bạn cùng chia sẻ kinh nghiệm sinh vật cảnh tại http://sinhvatcanhvn.net

Leave a comment

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa