Giá của Ngọc Ốc Giác (Kỳ 3).

Sự nổi tiếng của ngọc ốc giác

melo_pearls_10

Sự nổi tiếng trên phạm vi thế giới của ngọc ốc giác trong thời gian gần đây được cho là do nỗ lực của ông Benjamin Zucker, một cây bút kiêm nhà buôn đá quý ở New York.

Mặc dù ngọc ốc giác đã được nhận biết và ngưỡng mộ ở vùng Đông Nam Á từ thời xa xưa, sự nổi tiếng một cách đột ngột của nó ở quy mô thế giới chỉ có nguồn gốc mới đây, được cho là nhờ nhà buôn đá quý New York kiêm cây bút Benjamin Zucker. Sự khai thác mạnh mẽ bắt đầu vào thập niên 1990, và một số lượng đáng kể ngọc ốc giác được phát melo_pearls_8hiện ra. Năm 1993, một bộ sưu tập gồm 23 viên ngọc màu cam lửa, có lẽ được mua từ Việt Nam của một nhà buôn Thụy Sĩ được gởi cho ông Benjamin Zucker để đánh giá. Sự thật là nhà buôn trên đã để lại những viên ngọc ở chỗ ông Zucker để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Ông Zucker tiếp xúc với một người bạn của ông, Kenneth Scarratt, thuộc Viện Đá Quý Mỹ, người sau này trở thành giám đốc GIA ở Bangkok. Ông Scarratt với kiến thức khổng lồ và kinh nghiệm với tất cả các loại ngọc, và là tác giả của quyển sách “Ngọc và Rồng”, lần đầu tiên tường thuật tỷ mỷ về ngọc ốc giác, nhận ra ngay những viên ngọc này có xuất xứ từ Việt Nam. Ông Zucker, cũng là một người mê ngọc, và rất quan tâm đến việc tìm hiểu nhiều hơn về những viên ngọc tuyệt đẹp quý hiếm này, đã tập hợp một nhóm nhỏ gồm những nhà nghiên cứu đá quý, các học giả và nhà văn, cùng đến Việt Nam, với quan điểm ghi lại tất cả những dữ liệu có sẵn về loại ngọc này, bao gồm nguồn gốc của chúng và sự phân bố của loài nhuyễn thể trong đó chúng được tạo ra. Chuyến đi lịch sử của ông Zucker đến Việt Nam là khởi nguồn của một bài báo năm 1997 về ngọc ốc giác trên tạp chí Smithsonian, thúc đẩy sự nổi tiếng mạnh mẽ của loại ngọc này.

Giá kỷ lục được thiết lập bỡi một viên ngọc ốc giác màu cam lửa tại nhà đấu giá Christie’s ở Hong Kong tháng 9 năm 2009.

Người ta tin rằng chuyến thám hiểm của ông Zucker đến Việt Nam và bài báo tiếp theo ở tạp chí Smithsonian, đặt cơ sở cho giá kỷ lục được đăng ký cho ngọc ốc giác tại nhà đấu giá Christie’s ở Hong Kong tháng 11 năm 1999. Viên ngọc màu cam lửa gần như hình cầu có đường kính 23,0 x 19,35 mm, bán được giá kỷ lục cho riêng một viên ngọc, là 488.311 đô la. Giá tính toán trước khi bán chỉ là từ 20.000 – 30.000 đô la. Sự đấu giá mạnh mẽ bất ngờ này tạo ra giá cao gấp 16 lần so với mức cao dự tính trước đó, một khuynh hướng được cho là do tác phẩm của ông Zucker.

Lần bán đấu giá thứ hai tại nhà đấu giá Christie’s Hong Kong vào tháng 4 năm 2000 với giá rẻ hơn nhưng vẫn rất hấp dẫn.

Vào tháng 4 năm 2000, nhà đấu giá Christie’s tổ chức đấu giá bán một viên ngọc ốc giác màu cam lửa và gần như hình cầu nữa. Viên ngọc này lớn hơn (31,7 x 31,26 mm) và đẹp hơn viên ngọc có giá kỷ lục vào tháng 11 năm trước. Để giữ mức giá theo phiên đấu giá trước, nhà đấu giá đặt mức giá khởi điểm 150.000 – 200.000 đô la. Tuy nhiên, mức giá được bán tại phiên đấu giá là 277.272 đô la, cao hơn mức cao trước khi bán là 77.272 đô la.

Ảnh hưởng sau hai phiên đấu giá kỷ lục của ngọc ốc giác.

Những nỗ lực gia tăng sản xuất ngọc ốc giác để kiếm tiền nhờ sự nổi tiếng của nó.

Giá cao ngất ngưởng có được từ hai phiên đấu giá của Christie tổ chức ở Hong Kong trong năm 1999 và 2000 là tin tốt cho những người tìm kiếm ngọc của Việt Nam, và tất cả các nước khác trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, nơi ốc giác được phát hiện và khai thác. Ở Việt Nam, sự khai thác ốc giác tiếp tục với sự mãnh liệt mới tạo ra sự gia tăng đáng kể số lượng ngọc. Miến Điện, Thái Lan và Campuchia quan tâm nhiều hơn đến nguồn lợi ốc giác của họ. Ở Miến Điện, các tàu đánh cá gọi là “Wa-lat” hay “Gar” bắt đầu khai thác mạnh mẽ đáy biển bùn ở độ sâu 30 đến 50 mét, dọc theo bờ biển Arakan và khu vực phía nam Dawei (Tavoy), quần đảo Mergui, và Kawthaung ở biển Andaman, gần Thái Lan. Kết quả là số lượng ngọc ốc giác tăng lên đáng kể trên thị trường thế giới. Ở Thái Lan, ốc giác được khai thác phụ với cua từ vịnh Thái Lan, tuy nhiên sản lượng ngọc không đáng kể.

Sự tham gia của các bộ sưu tập ngọc ốc giác cũ vào thị trường.

Ngoài ra, ngọc ốc giác từ các bộ sưu tập tư nhân ở Châu Á cũng tham gia vào thị trường. Những người chủ của các bộ sưu tập này cũng háo hức kiếm tiền nhờ sự bùng nổ giá ngoài mong đợi. Kết quả là sự tràn ngập ngọc ốc giác trên thị trường với đủ loại kích cỡ, hình dáng và màu sắc, nhưng không có chất lượng cao nhất. Kết quả cuối cùng của chuỗi phản ứng dây chuyền này là sự sụt giá mạnh, từ hàng trăm ngàn xuống hàng chục ngàn đô la.

Giá cả được nâng cao của ngọc ốc giác tạo động lực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu nuôi những quả cầu lửa độc đáo và hiếm có của tự nhiên.

Rong-va-ngoc-melo_pearlsĐộng lực từ giá cả được nâng cao của ngọc ốc giác rất lớn, nhiều nước bắt đầu đầu tư để nghiên cứu nuôi ốc giác lấy ngọc. Một trong những người tiên phong là Suraphol Chunhabundit, nhà sinh học biển ở Đại học Chulalongkorn ở Băng cốc, làm việc tại Trạm huấn luyện và nghiên cứu khoa học biển Sichang ở tỉnh Chonburi thuộc vịnh Thái Lan. Người ta tường thuật rằng ông đã thành công một phần trong việc nuôi ngọc ốc giác bằng cách cấy nhân tế bào của Pigtoe mussel vào ốc. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông không được xuất bản, và nghiên cứu vẫn đang tiếp tục thì ngân quỹ cho dự án của ông bị chấm dứt đột ngột. Những nỗ lực nuôi không chỉ ngọc bên trong ốc giác, mà còn ngọc xà cừ bên trong loài Stombus gigas chỉ có kết quả hạn chế ở những nơi khác của thế giới. Lý do chính của thất bại này là sự khó khăn trong việc tiếp cận khu vực tạo ngọc của ốc để cấy vì cấu tạo kỳ lạ của loài chân bụng một mảnh vỏ.

Tiếp thị ngọc ốc giác.

Ngoài việc bán đấu giá thường xuyên của hai nhà bán đấu giá quốc tế nổi trội nhất, Christie’s và Sotheby’s ở Hong Kong, nơi những viên ngọc ốc giác có chất lượng hàng đầu thỉnh thoảng xuất hiện, và có được giá hoàn toàn hấp dẫn, ngọc ốc giác sản xuất ở vùng Đông Nam Á, cuối cùng cũng tìm đường đến một trung tâm tiếp thị khác của khu vực cho tất cả các loại đá quý. Băng Cốc, Thái Lan, là nơi những viên ngọc quý hiếm này được đấu giá thường xuyên và có những người trả giá cao nhất.

Tương lai của ngọc ốc giác?

Việt Nam là nhà sản xuất chính ngọc ốc giác ngày nay trên thế giới, theo sau là Miến Điện. Sự khai thác với sự mãnh liệt mới, do sự nổi tiếng của ngọc ốc giác, chắc chắn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng của ốc giác. Người ta cho biết ốc giác ở Việt Nam đã nhỏ hơn và hiếm gặp hơn. Đây là kết quả hiển nhiên, vì vòng đời dài của ốc giác, và thiếu nguồn

Ông Hùng ở Sông Đốc và viên ngọc ốc giác 6 chỉ từ con ốc giác nặng 3 ký bắt được ở Thổ Chu. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Ông Hùng ở Sông Đốc và viên ngọc ốc giác 6 chỉ từ con ốc giác nặng 3 ký bắt được ở Thổ Chu. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

cung cấp ốc giác nhỏ. Nguồn ốc giống thiếu hụt vì số lượng ốc lớn đã bị tàn phá. Ngay cả khi có đủ lượng ốc giống, thời gian để cho ốc sinh sống đến giai đoạn thành thục cũng không đủ. Khi ốc bị đánh bắt nhỏ thì ngọc trong ốc cũng nhỏ, vì ngọc trong ốc phụ thuộc vào kích thước của ốc. Vì vậy, nếu sự khai thác ốc giác không được tiến hành theo phương pháp và có kế hoạch, cung cấp cho ốc đủ thời gian để sinh sản và sinh trưởng, tương lai của ngành ngọc ốc giác tự nhiên sẽ rất yếu ớt. Ngọc sẽ hiếm hơn và đắt đỏ hơn, và cuối cùng sẽ biến mất trên thị trường thế giới.
Đây chính là những gì xảy ra với ngành công nghiệp ngọc tự nhiên ở Venezuela, Columbia và Panama trong thời gian là thuộc địa của Tây Ban Nha. Ngọc được phát hiện bỡi Christopher Columbus về cuối thế kỷ 15 bị khai thác hoàn toàn và cạn kiệt trong 150 năm, và ngành này bị từ bỏ vào giữa thế kỷ 17. Một ví dụ nữa trong lịch sử đến từ vịnh Mannar, ở Sri Lanka (Ceylon), một trong những nguồn ngọc tự nhiên lâu đời nhất thế giới, nơi sự khai thác một cách bền vững dùng phương pháp truyền thống liên tiếp trong 2.000 năm, không tàn phá nguồn lợi, nhưng sau khi bị thực dân hóa bỡi Bồ Đào Nha (1505 – 1656), Hà Lan (1656 -1796), và Anh (1796 – 1948), và sự khai thác rầm rộ tiếp theo, đã phá hủy ngành ngọc tự nhiên vào năm 1906, chẳng bao giờ khôi phục lại được.

Theo Internetstones

Có thể bạn quan tâm

Comments
8 Responses to “Giá của Ngọc Ốc Giác (Kỳ 3).”
  1. Duy khương says:

    Hiện tại em mình ăn ốc giác vàng được 1 viên ngọc ốc giác vàng có người chào giá 10 tỷ rồi mà em mình chưa bán muốn tìm hiểu thêm viên ngọc to đẹp sđt liên hệ của mình 0966603655

  2. Duy khương says:

    Hiện tại em mình ăn ốc giác vàng được 1 viên ngọc ốc giác vàng có người chào giá 10 tỷ rồi mà em mình chưa bán muốn tìm hiểu thêm viên ngọc to đẹp

  3. Anonymous says:

    Hiện tại mình đang có một viên óc giác loại to hơn ngón út, màu vàng cam dc lấy từ con óc to gần 3kg, hình dạng nó zóng như quả trứng cúc nếu ai có ý tìm hỉu liên hệ mình nha có thể kb zalo để mình có thể gửi hình cho các ban xem 0975488981

    • Anonymous says:

      Hiện tại mình đang có một viên ngọc óc màu vàng cam loại to, hình giống quả trứng cúc có j liên hẹ mình theo số 0967554952

  4. Anonymous says:

    Tôi có 1vên ngọc ốc giác và 1 vien tai tượng0987002736

  5. tran minh thao says:

    toi co vien ngoc oc giac nang 1,2 chi hinh bau duc ben ac co nhu cau goi 0919722916

    • Anonymous says:

      tôi có viên ngọc như hình ai có nhu cầu mua liên hệ sđt 01693056979

Leave a comment

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa