Kesagake – Quái thú ăn thịt người.

Bỡi Andrew Kincaid, Japanpowered.com

Brown-BearĐôi khi con người rất tự phụ. Bộ não và khả năng của chúng ta tạo ra những kỹ thuật tiến bộ đặt chúng ta phía trên những loài động vật khác, đặc biệt khi nói về khả năng chém giết. Không ai có thể nghi ngờ sự thật con người là quái thú săn mồi hàng đầu trên hành tinh trái đất, nhưng đôi khi tự nhiên cũng nhắc nhở chúng ta rằng khi bị tước bỏ mọi kỹ thuật, chúng ta không có gì hơn một con khỉ trần truồng, yết ớt.

Một sự kiện như vậy xảy ra ở Sankebetsu, Nhật Bản, từ ngày 9 đến 14 tháng 12 năm 1915, khi một con gấu nâu chợt thức giấc ngủ đông sớm và khủng bố dân địa phương trong suốt năm ngày.

Biến cố bắt đầu khi Kesagake, một con gấu nâu Ussuri khổng lồ, xuất hiện gần khu đất nhà Ikeda, vào giữa tháng 11, và làm sợ hãi con ngựa gia đình. Khi con gấu xuất hiện lần nữa, người nhà Ikeda theo dõi nó và bắn nó bị thương bằng súng. Nghĩ con gấu từ nay sẽ sợ con người, họ quyết định không theo dõi thêm.

Alaska-Brown-BearTuy nhiên, kết quả là họ sai lầm khủng khiếp. Kesagake trở lại khu vực này vào ngày 9 tháng 12, nơi nó vào nhà của gia đình Ota. Nguời phụ nữ của nhà này, bà Abe Mayu, đang chăm sóc một đứa bé của hàng xóm, Hasumi Mikio, thì con gấu tấn công. Đầu tiên Kesagake cắn vào đầu và giết chết Mikio, sau đó tiếp tục tấn công bà Mayu, kéo bà mất hút vào rừng. Những người cứu hộ sau đó mô tả bên trong ngôi nhà trông giống như một “lò sát sinh”.

Ngày hôm sau, 30 người đàn ông cố theo dõi con gấu. Chẳng bao lâu, họ gặp Kesagake. Một người đánh trúng vào đầu con thú, buộc nó bỏ chạy. Họ phát hiện ra xác của bà Mayu, đầu và các phần của chân bà, giấu trong một bờ tuyết, không xa nơi vụ tấn công xảy ra.

Nhóm tìm kiếm không nghi ngờ gì họ đang đối mặt với một quái thú ăn thịt người trước mắt. Họ lên kế hoạch để giết con quái vật, bằng cách đặt bẫy tại nhà Ota, khi cho rằng nó sẽ quay trở lại tìm thức ăn. Một nhóm 50 người đóng chốt tại nhà Miyoke, cách đó khoảng 300 mét.

Thật đúng, tối đó quái thú ăn thịt người quay trở lại. Một dân làng khác đánh nó một lần nữa, và nó rút lui. Các dân làng đuổi theo con thú, và những người cắm chốt ở nhà Miyoke tham gia cùng họ.

Kesagake cho thấy sự xảo quyệt dường như gắn liền với quái thú ăn thịt người, lẩn tránh những người săn đuổi và vòng trở lại nhà Miyoke. Con gấu tung vào cữa sổ phía trước và vồ những người có mặt trong nhà, gồm cả một phụ nữ có mang được tường thuật lại là van xin tha mạng. Yayo, bà chủ nhà, tìm cách thoát được và kể lại cho những người canh gác đang trở về những chuyện xảy ra. Những người gác bao vây ngôi nhà, nhưng trong sợ hãi và bối rối, họ bắn trượt và Kesagake trốn thoát một lần nữa. Sau cuộc tấn công, chỉ những cựu binh trong cuộc chiến Nga – Nhật ở lại, những người khác giải tán.

Sankebetsu_BrownBearMột nhóm bắn tỉa được giới chức địa phương thành lập sau vụ tấn công nhà Miyoke, nhưng những người này không phát hiện được con quái thú. Cuối cùng, những người địa phương nhờ một người săn gấu nổi tiếng tên là Yamamoto Heikigachi giết con quái thú ăn thịt người. Họ đã tiếp xúc với ông sau các vụ tấn công đầu tiên, nhưng ông từ chối. Ông đã đổi súng của mình để lấy rượu uống, theo kiểu anh hùng gác kiếm thực sự, nhưng sau vụ tấn công nhà Miyoke, ông đồng ý săn hạ Kesagake.

Nhờ một người hướng dẫn địa phương, ông Yamamoto theo dõi con gấu và giết nó bằng hai phát súng, một vào tim và một vào đầu. Con gấu cân nặng 340 ký (749lb) và dài 2,7 mét (gần 9 feet). Mổ tử thi thực hiện sau đó tìm thấy những phần con người còn lại trong bao tử con quái thú, chứng nhận nó đúng là con quái thú ăn thịt người Kesagake.

Tổng cộng, Kesagake chịu trách nhiệm cho bảy cái chết, sáu người chết trong các vụ tấn công và một người chết sau đó. Cho tới ngày nay, đó vẫn là vụ gấu tấn công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Sau các vụ tấn công, các dân làng đã từ bỏ khu vực này, để lại nơi đó cho những con gấu và những bóng ma của quá khứ.

H.V.M dịch theo Kesagake The Man Eater.

Leave a comment

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa