Những cuộc chiến tranh đánh cá đang đến

 

INDONESIA-FISHINGIndonesia cho nổ tung tàu cá Trung Hoa

Cuối cùng các nhà làm luật cũng hiểu ra một điều mà Hải Quân và Hải Cảnh đã biết từ lâu: Xung đột đánh cá đang leo thang có thể dẫn đến một cuộc “chiến tranh cá toàn cầu”.

Tuần này, như một phần của Luật Ủy Quyền Quốc Phòng (National Defense Authorization Act) đang thảo luận, Quốc Hội đã yêu cầu Hải Quân trợ giúp chống lại nạn đánh cá bất hợp pháp. Đây là một bước đi quan trọng. Những nỗ lực quân sự và ngoại giao lớn hơn phải được tiếp nối. Trong thực tế, lịch sử có rất nhiều cuộc chiến liên quan đến nguồn lợi tự nhiên, gồm cả đường, gia vị, khoáng sản, thuốc phiện và dầu mỏ. Nhìn vào những động lực hiện thời, sự khan hiếm về cá có thể là chỉ dấu tiếp theo.

Sự giảm sút gần một nửa trữ lượng cá toàn cầu trong c ác thập kỷ hiện thời là mối đe dọa đang tồn tại và phát triển tới xấp xỉ một tỷ người trên toàn thế giới đang dựa vào hải sản làm nguồn cung cấp protein chủ yếu cho họ. Không nước nào khác quan ngại về tình trạng đại dương thiếu cá đang gia tăng hơn là Trung Hoa, đất nước mà công dân của họ tiêu thụ cá gấp đôi so với mức bình quân toàn cầu. Beijing cũng là nhà xuất khẩu hải sản lớn nhất của thế giới, với 14 triệu người trong ngành sản xuất ra hàng tỷ đô la một năm.

Để cung cấp thực phẩm và việc làm cho công chúng, chính phủ Trung Hoa đã chi tiêu hàng trăm triệu đô la một năm để trợ cấp cho những đàn tàu đánh cá xa bờ. Và ở Biển Đông, các tàu cá Trung Hoa thường được hộ tống bỡi các tàu Hải Cảnh Trung Hoa khi xâm nhập vào các vùng nước của nước khác một cách bất hợp pháp. Làm như vậy, chính phủ Trung Hoa đang trực tiếp thúc đẩy và quân sự hóa nạn cướp bóc tài nguyên đại dương khắp thế giới.

Sự sử dụng cả quyền lực cứng và mềm để giành lấy tài nguyên thiên nhiên không gì khác hơn một cuộc chiến lai ghép. Những nước bị ảnh hưởng từ hành động của Trung Hoa đang phản ứng dưới dạng: Indonesia đã cho nổ tung hàng trăm tàu đánh cá bất hợp pháp trong vùng nước của họ, Argentina nhấn chìm một tàu cá Trung Hoa đang đánh cá trộm vào năm ngoái, Nam Phi mâu thuẫn với Trung Hoa về phương thức đánh cá. Mới đây Ecuador đã triệu tập Đại sứ Trung Hoa để chỉ trích sự việc tàu cá Trung Hoa đánh cá trái phép trong vùng lãnh hải Ecuador tiếp theo vụ bắt giữ 300 tấn cá có nguồn gốc phi pháp.

Mỹ có khả năng là nước kế tiếp. Các tàu cá Trung Hoa đang gia tăng đánh bắt ở các vùng nước gần với chúng ta và đang tìm cách đặt chân đến vùng Caribbean. Trưởng tàu Hải Cảnh Mỹ Jay Caputo mới đây nhấn mạnh điều này: “Điều bắt buộc là Hải Cảnh phải chuẩn bị để đến lúc lực lượng dân quân đánh cá Trung Hoa tiếp cận vùng đặc quyền kinh tế Mỹ”.

Đại dương thiếu cá cũng dẫn đến tội phạm gia tăng. Tư lệnh Hạm đội 5 Hải Quân chú ý vào năm nay rằng “các ngư dân mất việc làm” cũng tham gia vào buôn lậu vũ khí cho các nước như Iran. Buôn lậu thuốc phiện cũng dùng tàu cá ở khắp thế giới, bao gồm cả vùng nước của Mỹ. Mùa hè này ở Miami, Hải Quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ đã ngăn chặn một tàu cá từ Bahamas đang chở 150 pound cocaine. Cách thức này đang lan tràn ở Trung và Nam Mỹ.

Tàu cá ở cảng ZhoushanTàu cá Trung Hoa ở cảng cá Zhoushan

Hàng tá hiệp ước quốc tế điều chỉnh sự bảo vệ nguồn lợi biển, nhưng các khoảng trống thực thi to lớn đang tồn tại làm giảm đáng kể tính hiệu lực của nó. Hải Quân Mỹ phù hợp tốt hơn để giúp lấp đầy các khoảng trống này hơn bất cứ cơ quan nào trên thế giới. Và trong khi Hải Quân Mỹ đã nhận biết trong bản kế hoạch chiến lược chi tiết năm 2015 rằng chống đánh cá bất hợp pháp là một phần trong nhiệm vụ của họ, hành động mới đây của Quốc Hội đã trao cơ hội cho Hải Quân và các cơ quan cộng tác gia tăng vai trò của họ.

Để làm điều đó, Hải Quân nên hợp tác với Hải Cảnh thông qua Tổ chức Sáng kiến An ninh Hàng Hải Oceania, cho phép cả hai chi nhánh quân sự này thực thi các luật nghề cá, chống tội phạm xuyên quốc gia và tăng cường an ninh khu vực ở trung và nam Thái Bình Dương. Chương trình này nên được nhân ra ở các khu vực đại dương khác.

Mỹ cũng có thể đem lại sức sống mới cho những nỗ lực bằng cách bao gồm đánh cá bất hợp pháp thành một phần nhiệm vụ của Lực lượng Hàng Hải Phối hợp, một tổ chức sáng kiến an ninh hàng hải tự nguyện với 32 quốc gia thành viên hoạt động chống lại khủng bố và cướp biển và cung cấp an ninh hàng hải nói chung. Chống đánh cá bất hợp pháp không phải là nhiệm vụ của nhóm này, nhưng dưới ánh sáng của những thách thức địa chiến lược có liên quan ngày nay, các nước thành viên nên xem xét.

Những nỗ lực ngoại giao cũng phải được tăng cường, khởi đầu với những vấn đề tội phạm môi trường đang leo thang, ví dụ như đánh cá bất hợp pháp, trong phạm vi chính phủ Mỹ. Tổng Thống Trump đã bắt đầu quá trình đó trong năm nay bằng cách đưa tội phạm động vật hoang dã thành một phần của sắc luật chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Tổng Thống Trump cũng nhìn nhận đánh cá bất hợp pháp là mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích Mỹ trong Chiếc lược An ninh Quốc gia mùa thu này. Cùng với ủy quyền quốc phòng quốc hội, điều này sẽ gởi đi một thông điệp mạnh mẽ tới các quốc gia và tổ chức tội phạm rằng cướp phá đại dương của chúng ta là sự đe dọa nghiêm trọng đến nước Mỹ – mổi đe dọa mà chúng ta phải đối đầu.

Viết bỡi James G. Stavridis và Johan Bergenas ( Washington Post)

Leave a comment

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa