Bạch tuộc

Bạch tuộc là động vật thân mềm, có 8 tua ( tay ), không có vây.

Bạch tuộc sống trong các đáy cỏ biển trong các vịnh và vùng nước bờ biển cũng như ở các rạn gần bờ biển.

Tất cả bạch tuộc có vòng đời ngắn, trong đó mỗi con cái đẻ một khối trứng và chết sau khi trứng nở. Chúng là động vật đơn độc và thường hoạt động vào ban ngày. Chúng sống xấp xỉ 18 tháng.

Bạch tuộc xuất hiện khoảng 500 triệu năm trước.

Vào ban ngày, khi những con cá đói lảng vảng kiếm mồi, bạch tuộc ẩn nấp trong hang ổ của chúng: dưới đá, trong hang hoặc trong vỏ ốc rỗng,  hoặc những chỗ lõm của đáy biển. Nhưng dưới bóng phủ của hoàng hôn, bạch tuộc trở thành kẻ săn mồi, đuổi theo những con cua, tôm hoặc ốc.

Bạch tuộc đông lạnh nguyên con

Khi nhìn thấy con mồi, bạch tuộc nẩy lên. Giữ bằng các giác hút, bạch tuộc làm nát vỏ con mồi bằng miệng và chích chất độc. Chúng thường trở về nơi trú ngụ để ăn con mồi.

Bạch tuộc khảo sát bằng các tua và giác hút. Giác hút có thể nhận ra vị ngọt, chua và đắng, và có thể cảm nhận bề mặt nhẵn hoặc gồ ghề.

Để bắt một con cua, bạch tuộc rút phía giữa của các giác hút để tạo ra khoảng chân không. Bạch tuộc có sức mạnh giữ chặt rất lớn. Từ 1.4 kg bạch tuộc có thể tạo ra 18 kg sức ôm chặt con mồi.

Bạch tuộc cắt khúc

Bạch tuộc là kẻ săn chính tôm hùm đá và việc đánh bắt ban đầu là sản phẩm phụ của nghề đánh bắt tôm hùm đá. Bây giờ một số nghề nhằm mục tiêu vào bạch tuộc cũng xuất hiện và bạch tuộc được bắt tình cờ trong các tàu lưới kéo tôm và cá.

Dữ liệu:

Tên khoa học: octopus species

Bạch tuộc 2 da luộc

Mùa vụ: quanh năm.

Kích cỡ trưởng thành : 0,3 – 9 kg

Thông tin dinh dưỡng : cho 100 gam bạch tuộc.

Calory: 78

Cholesterol : 104 mg

Sodium: 285 mg

Tổng béo: 1 g

Béo bão hòa : 42% tổng béo

Bạch tuộc 2 da luộc cắt khúc

Omega-3, EPA : 71 mg

Omega-3, DHA: 289 mg

Omega-6, AA: 16 mg

Ở Việt nam bạch tuộc có ở nhiều nơi từ bắc chí nam, gồm nhiều loài khác nhau. Một số loài chính là bạch tuộc 1 da có nhiều ở Kiên Giang, Vũng Tàu; bạch tuộc 2 da, bạch tuộc kẽm …

Bạch tuộc là một mặt hàng thủy sản xuất khẩu quan trọng. Cách chế biến thường là đông lạnh nguyên con, cắt khúc đông lạnh ( sống hoặc chín ). Ngoài ra bạch tuộc còn được tẩm gia vị phơi khô xuất khẩu sang Nhật Bản và Nam hàn.

Phơi bạch tuộc

Có thể bạn quan tâm

Leave a comment

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa