Tàn sát cá heo ở Taiji, Nhật Bản (kỳ 1)

Những kẻ bắt cóc cá heo: Điều tra của Daily Mail tiết lộ một ngành buôn bán ghê tởm nơi loài động vật này được bán tới 100.000 bảng mỗi con cho các bể cá nơi chúng bị đối xử thô bạo không thể tưởng nổi.

Viết bỡi Steve Bird, N.V.H dịch

Với những người mặc áo lặn xuống nước trong các vịnh cạn để đến với những con cá heo bị dính bẫy, quyết định cũng đơn giản như sự tàn nhẫn. Đưa tay rà cẩn thận trên thân những con cá heo, họ kiểm tra để bảo đảm rằng những sinh vật này không có vết sẹo, đặc biệt trên vây lưng và đuôi.
Thoạt nhìn mối tương tác của con người với một trong ít loài sinh vật được cho là sở hữu trí thông minh gần với chúng ta dường như là một hành động yêu thương. Nhưng thực tế, những người này đang lựa chọn hàng hóa trong một ngành thương mại cá heo sống có giá trị nhiều triệu bảng. Những cá thể sống tốt nhất (thường là những con cá cái còn trẻ) bị tách rời khỏi gia đình nó và được bán sống cho các bể nuôi cá với giá khoảng 50.000 bảng đến 100.000 bảng mỗi con.
Những con cá heo mà họ từ chối – những con có những vết bẩn trên da – bị tàn sát nơi chúng bị dính bẫy trong vịnh nhỏ ở Taiji trên bờ biển phía nam Nhật Bản.

Tan-sat-ca-heo-1Vùng biển tàn bạo: Một con cá heo được chọn để bán ở Nhật hồi tháng trước. Những con khác “không thích hợp” đều bị giết chết.

Trong cơn say bạo lực gây sốc cho những người yêu động vật và các nhà bảo vệ môi trường biển khắp thế giới, một số bị đâm xiên liên tục bỡi những tay săn đi vòng quanh trên những chiếc thuyền máy mà chân vịt của nó cắt vào da cá. Những con khác bị giữ dưới nước để chết đuối.
Thỉnh thoảng một cây nhọn bằng kim loại đâm vào bong bóng của chúng với ý định làm gãy xương sống của chúng. Một cái nút bần được nhét vào lỗ nơi cây nhọn đâm vào, để cố làm giảm máu chảy ra biển – che dấu mức độ tàn sát.
Lúc nào cũng vậy, một số con cá heo cố phá một lỗ lưới để chạy trốn và cố nhảy qua lưới vây kín cái vịnh nhỏ.
Tuy nhiên, ở giữa vùng nước nhuộm đỏ bằng máu hầu như tất cả chúng cuối cùng cũng đầu hàng số phận. Những cảnh tàn ác này chỉ diễn ra trước giáng sinh, trong mùa săn bắt, khi những ngư dân Nhật “khai thác” cá heo để cung cấp cho những bể cá phục vụ giải trí cho con người.
Người ta tính toán rằng để mọi con cá heo tự nhiên bị bắt được huấn luyện diễn trò khi nuôi nhốt, khoảng bốn lần số lượng như vậy bị tàn sát.
Những ngư dân sau đó bán thịt chúng với giá khoảng 10 bảng một ký. Họ thấy những sinh vật này là một mối đe dọa vì chúng đặt ra mối đe dọa cho trữ lượng cá đang suy giảm ở Thái Bình Dương.
Nhưng đối với những con cá thoát khỏi sự thảm sát, cuộc sống của chúng cũng coi như chấm dứt. Sự căng thẳng mà con cá heo phải chịu đựng do bị bắt giữ, vận chuyển và nhốt trong các bể nhỏ làm giảm đáng kể vòng đời của chúng.

Tan-sat-ca-heo-2Những con không được lựa chọn bị giết để lấy thịt. Một số con bị đâm xiên liên tục bỡi những ngư dân chạy quanh trong chiếc thuyền máy mà chân vịt của nó cắt vào da cá heo.

Tan-sat-ca-heo-3Vũng tàn sát: Những con cá heo mà họ từ chối – những con có vết nhỏ trên da – bị nhốt vào trong một vũng nhỏ ở Taiji trên bờ biển phía nam Nhật Bản.

Trong khi cá heo tự nhiên sống khoảng 60 đến 70 năm, những con bị bắt giữ thường chết trong tám năm, các nhà bảo vệ môi trường nói.
Theo các chuyên gia thủy sản, một số con cá heo bị bắt tuyệt vọng đến nỗi chúng tự sát.
Một trong những người có tiếng nói nhất trong phong trào chống lại tập tục này, đồng thời cũng là người có kiến thức sâu rộng nhất – ông chính là người giúp sáng tạo ra và khuếch trương các bể nuôi cá ở khắp thế giới.
Ric O’Barry trở nên nổi tiếng trong những năm 1960 như một trong những nhà huấn luyện trên màn hình của năm con cá heo đóng vai Flipper trong loạt phim truyền hình Mỹ nổi tiếng, cũng thành công lớn ở Anh.
Trong mười năm ông làm việc tại bể cá biển Miami, nơi ông huấn luyện những động vật có vú hoang dã này sau khi bắt chúng trong chuyến săn ở Thái Bình Dương.
Nhưng khi Cathy, con cá heo chính đóng vai Flipper, chết trong tay ông, hiển nhiên sau khi không muốn sống, ông nói nó bắt đầu hé lộ ra trong ông sự giam giữ độc ác như thế nào đối với loài sinh vật hòa đồng và thông minh như vậy.

Tan-sat-ca-heo-4Nhuộm máu: Các ngư dân Nhật tập trung xác của các con cá heo bị phóng lao từ vùng nước nhuộm máu của một vịnh nhỏ ở Taiji.

Trong bốn mươi năm qua, ông đã đi khắp thế giới nêu bật tình cảnh khó khăn của cá heo trong các công viên giải trí, và thường thả chúng ra ngoài tự nhiên, và thường bị bắt trong quá trình đó.
Ba năm trước, ông sản xuất một bộ phim tài liệu được gọi là The Cove (Vịnh nhỏ), tiết lộ sự thật về săn cá heo diễn ra ở Taiji, Nhật Bản. Tuy nhiên, kể từ đó tập tục này vẫn tiếp tục mà không giảm sút, như những bức ảnh này chứng minh quá rõ ràng.
Ông O’Barry, 73 tuổi, nói cá heo sống bị bắt ra khỏi vùng nước ở Nhật Bản được giao cho các bể cá và các trung tâm “bơi với cá heo” chủ yếu ở vùng Viễn Đông. Từ nhà ở Miami, ông nói: “Taiji là địa điểm số một để bắt cá heo cho ngành công nghiệp nuôi dạy cá heo – hoặc như tôi gọi là “các công viên bất lương”.
Mặc dù không có luật quốc tế cấm giao cá heo sống tới các nước chuẩn bị nhận chúng, ông O’Barry cho rằng cá heo bị chịu đựng khủng khiếp.

Tan-sat-ca-heo-5Cơ may: Để mọi con cá heo tự nhiên bị bắt được huấn luyện diễn trò khi nuôi nhốt, khoảng bốn lần số lượng như vậy bị tàn sát.

Tan-sat-ca-heo-6Bao vây: Các ngư dân đang lùa đàn cá heo mũi chai vào lưới trong cuộc săn hàng năm ngoài khơi Taiji. Cuộc săn bao gồm năm hay sáu chiếc thuyền cá lớn ra biển tìm những đàn cá heo.

“Sau khi chịu đau đớn trong quá trình vận chuyển dài, chúng được nuôi trong các điều kiện giới hạn và bẩn thỉu tại các bể cá”.
“Chúng là những sinh vật phân bố tự do với bộ não lớn nghe được các ý nghĩa chính”.
“Một số bị nhốt trong các bể cá ở casino nơi có tiếng ồn rất lớn. Môi trường đó là địa ngục cho loài sinh vật này, vì chúng quen với vùng nước mở đại dương và ở đó chúng bơi tới hàng trăm dặm một ngày để tìm thức ăn”.
“Chúng bị tướt đoạt hai phương diện quan trọng nhất của cuộc sống – thế giới âm thanh đại dương và gia đình”.
“Chúng đang chịu đựng đau khổ. Tôi cho rằng chúng cũng có khả năng tự sát”.

Có thể bạn quan tâmTổ chức bảo vệ quyền động vật đề nghị chấm dứt tập tục đánh cá tàn bạo tồn tại 600 năm
Đánh bắt cá mập ở Nhật Bản: Ngành kinh doanh vấy máu và dơ bẩn

Leave a comment

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa