Đếm Nemo: Nhìn chi tiết về ngành kinh doanh cá cảnh.

By Josie Garthwaite

Một chú cá khoang cổ trong bể nuôi tại một cữa hàng cá cảnh ở Tyler, Tex.

Cá rạn san hô được nhập khẩu vào Mỹ để nuôi trong các bể cá nước mặn đa dạng hơn nhưng số lượng ít hơn so với những suy nghĩ trước đây, một nghiên cứu mới vừa tiết lộ.

Nghiên cứu này, được đăng tải trong tạp chí PLOS One, phát hiện rằng các loài cá bao gồm 1.802 loài thuộc 125 họ được nhập khẩu vào Mỹ trong thời gian nghiên cứu kéo dài một năm. Số liệu về sự đa dạng về loài dựa trên các biểu mẫu của chính quyền thấp hơn 22 phần trăm.

Nhưng chỉ có 11 triệu cá thể cá được nhập khẩu, chứ không phải 15 triệu như trong các tờ khai hải quan.

Nó là “vấn đề về tính toán số liệu”, các loài được phát hiện chỉ trong một ít bể cá, nhưng rất thú vị, Andrew Rhyne, một nhà nghiên cứu hàng đầu và nhà sinh học biển tại Trường Đại học Roger Williams và Bể cá New England, nhận xét trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Tuy nhiên, 52 phần trăm cá nhập khẩu trong giai đoạn này là từ chỉ 20 loài, nghiên cứu cho biết. Các loài cá thia và cá khoang cổ (damsel và cá anemone fish) từ họ cá Pomacentridae (họ cá thia) chiếm một nửa của 20 loài hàng đầu và ba phần tư số cá thể.

Ngành kinh doanh các sinh vật thủy sinh có màu sắc đẹp mắt từ các rạn san hô ở tầm quốc tế  đã trở thành một ngành thương mại lớn trong 15 năm qua. Công nghệ lọc nước và chiếu sáng mới đã giúp cho những người đam mê xây dựng các bể nuôi cá nước mặn ở nhà, và bộ phim nổi tiếng “Đi tìm Nemo” năm 2003 làm tăng nhu cầu cá khoang cổ. theo Cục Thủy sản và Động vật hoang dã liên bang, một triệu trong số một triệu rưỡi người chơi cá cảnh của thế giới sống ở Mỹ, và người Mỹ mua hơn một nửa số cá buôn bán trên toàn cầu.

Cho tới nay, rất ít dữ liệu được biết về những nhập khẩu này. Để thu thập những dữ liệu cứng, Tiến sĩ Rhyne đã tuyển dụng một nhóm sinh viên để xem xét hơn 8.000 tờ khai giao hàng và các hóa đơn được cung cấp bỡi Cục thủy sản và Động vật hoang dã và Quản lý khí quyển và Đại dương quốc gia từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 5 năm 2005.

Các nhà nghiên cứu mất 6.000 giờ để đưa các các thông tin liên quan vào cơ sở dữ liệu. Các hóa đơn khó đọc nhất, thường là được viết tay hoặc được gởi bằng fax có độ phân giải thấp, được đưa vào bằng tay, còn các bản có chất lượng cao được scan bằng chương trình thông thường.

Các hóa đơn chỉ ra rằng trong khi 40 nước xuất khẩu các loài cá biển nhiệt đới vào Mỹ, 2 nước, Philippines và Indonesia, chiếm hơn 86 phần trăm của ngành này. Sri Lanka và Haiti là những nước xuất khẩu xếp thứ ba và tư theo thứ tự, mặc dù dữ liệu cũng đặt trước trận động đất kinh hoàng đã giết chết khoảng 316.000 người và biến Thủ đô Port-au-Prince của Haiti thành đống đổ nát.

Haiti là nước thuộc vùng Caribê duy nhất không thành lập các khu vực bảo vệ biển để hạn chế việc đánh bắt cá ở đó. Năm ngoái, tổ chức phi lợi nhuận Reef Check đã gọi các rạn san hô của nước này, một thời là điểm đến của những tay lặn bìển và những người đánh cá kiếm sống, là “khu vực bị đánh bắt khủng khiếp nhất thế giới”. Tiến sĩ  Rhyne nói Haiti đã không được chú ý tới như là một nguồn cá cảnh biển chính trong thương mại toàn cầu.

Các hóa đơn cho thấy 1.802 loài cá rạn từ 125 họ cá được nhập khẩu năm đó. Cá số liêu trước đây dựa vào những tờ khai nhập khẩu của chính quyền thấp hơn đáng kể: chỉ 1.472 loài từ 50 họ. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy tổng số cá nhập khẩu đã được nâng lên quá mức trong các tờ khai nhập (15 triệu so với 11 triệu được phản ánh trong hóa đơn).

“Chúng tôi khá ngạc nhiên với tỷ lệ sai sót trên những tờ khai này”, Tiến sĩ Rhyne nói. Rất nhiều cá được gọi là cá cảnh biển, thật sự không phải là cá biển, như cá vàng từ Thái Lan. Trông như Thái Lan và Singapore xuất rất nhiều cá biển vào Mỹ, nhưng không. Họ xuất khẩu nhiều cá nước ngọt.

Sự thật, chỉ có 52 phần trăm hóa đơn thương mại phù hợp với tờ khai của chính quyền.

Tỷ lệ sai sót có vẻ không nghiêm trọng như nó được nghĩ tới, Tiến sĩ Rhyne nói. Các kiểm tra viên của Cục thủy sản và Động vật hoang dã đã có sẵn những hóa đơn vào thời điểm kiểm tra, ông nói. Sự khác nhau chỉ trở thành vấn đề khi các nhà khoa học sử dụng cơ sở dữ liệu của chính phủ để phân tích ngành kinh doanh này, ông giải thích.

Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu lên vấn đề việc nhập khẩu cá cảnh biển được quản lý và đánh giá như thế nào. “Tôi nghĩ lý do bạn nhìn thấy sai sót là không có lý do để số đó chính xác – trừ phi bạn tuân theo thủ tục thực hành kinh doanh tốt”, Tiến sĩ Rhyne nói. “Hoàn toàn không có những quy định ngay về những gì đang diễn ra”.

Nhu cầu dữ liệu nhập khẩu đáng tin cậy đang gia tăng, các nhà nghiên cứu viết, những nhà quản lý bờ biển đang tìm cách giảm thiểu những rủi ro do dịch bệnh và những loài cá xâm nhập. Hệ thống hiện thời mà Cục thủy sản và Động vật hoang dã đang duy trì để theo dõi việc giao hàng dựa trên những quy định của một Hiệp ước Quốc tế được biết là Cites – Quy ước quốc tế về kinh doanh các loài nguy cấp.

Cơ sở dữ liệu được Cục này duy trì giúp những người quản lý xác định mức ngân sách và nhân lực cần thiết tại các cáng khác nhau để kiểm tra và lập chứng từ các lô hàng sắp tới.

Tuy nhiên, các loài cá đang nguy cấp chỉ chiếm một phần nhỏ của thị trường. Hàng triệu con cá không nằm trong sanh sách của Cites đi vào hệ thống với chỉ một mã chung là Cá biển nhiệt đới. Kết quả là, Tiến sĩ Rhyne nói, hệ thống này là nguồn dữ liệu nghèo nàn về ngành kinh doanh các động vật hoang dã đa dạng sinh học.

Phần lớn cá nhập khẩu cho các bể cá nước mặn là các loài cá biển nhiệt đới nhỏ, số lượng nhiều và phân bố rộng rãi, Tiến sĩ Rhyne nói. Tuy nhiên, hóa đơn cũng chỉ ra việc nhập khẩu cho những người thích chơi cá cảnh cũng bao gồm cả một số loài cá gây rắc rối, ví dụ những loài cá có thể phát triển tới sáu đến tám feet về chiều dài khi trưởng thành.

“Chúng được bán như cá nhỏ khi còn non”, ông nói. Nhưng sau này, nó có thể trở thành một con cá mú khổng lồ.

“Thật thế, chúng có lẽ không thuộc về sở thích”, Tiến sĩ Rhyne nói.

Số lượng trung bình cá biển nhiệt đới theo loài được nhập khẩu vào năm 2005. Philippines xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ, tiếp theo là Indonesia.

Bản dịch của H.V.M

Có thể bạn quan tâmCác cữa hàng cá cảnh chống đỡ sự tấn công của Nemo
Tìm được Nemo: những bức ảnh đẹp về cá khoang cổ trốn trong hải quỳ.
Cá hề: Loài cá can đảm nhất đại dương.

Comments
One Response to “Đếm Nemo: Nhìn chi tiết về ngành kinh doanh cá cảnh.”
  1. Nghe sy says:

    Mời bạn cùng chia sẻ kinh nghiệm cá cảnh tại http://sinhvatcanhvn.net

Leave a comment

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa