Chiến tranh sò điệp leo thang khi Pháp huy động hạm đội 250 người (kỳ 2).

Keith Graddis

H.V.M dịch

Rod Henderson, trưởng đội hoạt động bờ biển thuộc Cơ quan Quản lý Biển, nói: “Chúng tôi vẫn đang thảo luận ở cấp cao với các đồng nghiệp Pháp để tìm kiếm sự bảo đảm những sự việc như vậy sẽ không tái diễn”.

Căng thẳng: Những ngư dân tàu lưới kéo Pháp đe dọa ngư dân Anh theo sau tranh chấp đánh bắt sò điệp. Ảnh này chụp ngư dân Anh với sò điệp thu hoạch được.

Nhưng ông Milliner bổ sung: “Chúng tôi sẽ làm những gì chúng tôi phải làm để bảo đảm tương lai cho ngành này”.
“Trong 25 năm nay chúng tôi đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt sò điệp trong mùa hè cho tới mùa thu. Nhưng người Anh được quyền đánh bắt hợp pháp trong khi chúng tôi phải ngồi và xem”.
“Điều làm chúng tôi giận dữ hơn là hàng ngàn tấn sò điệp do người Anh đánh bắt được xuất khẩu trở lại Pháp và được bán như sản phẩm địa phương”.
Những ngư dân Pháp đã chứng minh là đúng với lời họ nói khi họ đe dọa làm tắt nghẽn Eo Biển. Vào năm 1966, những ngư dân lưới kéo đã đem hàng chục chiếc tàu vào trong hải cảng xuyên Eo Biển Calais , cột dây lại với nhau và làm tắt nghẽn lối vào cảng.
Sự đình hoãn hàng vạn hành khách và hàng trăm xe trong hai ngày trước khi chính phủ ra lệnh vì lợi ích của Liên Minh EU.

Người Pháp đặt luật cho chính họ
Điều rõ ràng trong cuộc chạm trán tuần này ở Eo Biển Anh là những ngư dân Anh không làm gì sai, nhà phân tích David Derbyshire viết.
Họ đang cào sò điệp trong vùng nước quốc tế – được giới hạn 12 dặm tính từ bờ – thì bị tấn công.
Tranh chấp này rất phức tạp và có nguồn gốc từ nhiều năm trước.

Từ lâu người Pháp đã kết tội ngư dân Anh đánh bắt quá mức – và đặt trữ lượng sò điệp vào tình trạng nguy hiểm – trong và ngoài vùng nước của họ.
Về lý do thương mại, họ không đồng ý với sự thật là hai phần ba sò điệp bắt được bỡi các tàu Anh được xuất khẩu – một số lượng lớn được bán ở Pháp, làm giảm giá sò điệp của họ.
Và họ cũng thất vọng với quy định tự áp đặt cấm các tàu của Pháp cào điệp ở vịnh Seine ngoài khơi bờ biển Normandi khoảng giữa ngày 1 tháng năm tới ngày 1 tháng mười.
Lệnh cấm – trải rộng tới 15 dặm tính từ bờ biển Pháp – không ảnh hưởng đến các ngư dân Anh.
Năm nay, những lời đồn đại về một mùa bội thu sò điệp tiến đến cảng Anh trong tháng chín. Trong vòng vài ngày, hàng chục tàu Anh hoạt động ở vùng nước quốc tế ngoài khơi bờ biển Normandi. Trước lúc ngư dân Pháp bắt đầu khởi hành vào ngày 1 tháng mười, họ đã bỏ lỡ hàng tuần đánh bắt cao điểm.
Người Pháp thừa nhận người Anh hành động hợp pháp. Nhưng họ tin rằng không công bằng khi các tàu Anh có thể di chuyển khắp Eo Biển để lựa chọn sò điệp tốt nhất, trong khi họ chỉ có thể ngồi xem.
Giới chức trách xứ Gô-loa nói đóng cữa sò điệp theo mùa có thể ngăn cản việc đánh bắt quá mức và để cho sò điệp sinh sản trong yên bình.
Nhưng tiến sĩ Ewan Bell thuộc Trung tâm khoa học, nuôi trồng, nghề cá, môi trường được chính phủ bảo trợ, nói: “Theo như tôi biết không có bằng chứng kỹ thuật nào chứng minh cho việc đóng cữa đó. Có những đỉnh điểm trong sinh sản của chúng nhưng bạn có thể thấy sò điệp sinh sản quanh năm”.
Jim Portus, thuộc Tổ chức các nhà sản xuất thủy sản Tây Nam, nói việc đóng cữa mùa sò điệp chỉ là một cách tiếp thị chỉ để bảo vệ giá cả hơn là bảo vệ sò điệp.
“Đó là mùa đóng cữa tùy tiện”, ông nói. “Chúng tôi chỉ có thể cho rằng nó bảo đảm thị trường được tập trung vào 7 tháng mùa mở cữa để họ có giá tốt hơn”. Ngành đánh bắt sò điệp là một ngành kinh doanh lớn ở Anh. Ở Vương Quốc Anh, 50.000 tấn sò điệp trị giá 54 triệu bảng được đưa vào cảng một năm.
Tất cả ngoại trừ 2% được đánh bắt bằng các tàu dùng cào – những chiếc cào có đầu nhọn rộng 3 feet cào dọc theo đáy biển để bắt sò điệp. Đó là hình thức khai thác thô sơ và tàn bạo chưa kể đã làm nguy hại đến đáy biển và đã bị cấm trong hầu hết các khu vực bảo tồn quan trọng.
Sò điệp không phải loài nguy cấp và không có hạn ngạch EU cố định giới hạn đánh bắt. Nhưng để ngăn ngừa đánh bắt quá mức, các ngư dân phải tuân thủ những quy định phức tạp về kích thước của dụng cụ, kiểu cào, kích thước sò điệp họ có thể đánh bắt và bao nhiêu ngày họ có thể đánh bắt trên biển mỗi năm.
Mỗi nước EU có thể cào sò điệp trong vùng nước bờ biển của chính họ và trong vùng nước quốc tế. Nhưng các quốc gia cũng có thể đặt ra các hạn chế cho nước họ.
Ngay khi người Pháp đóng cữa mùa hè ngoài khơi Normandi, các tàu Anh bị cấm đánh bắt sò điệp ở biển Ireland từ tháng sáu đến cuối tháng mười.
Và khi ngư dân Vương Quốc Anh có thể làm ngơ những hạn chế của Pháp, không có điều gì ngăn cản các tàu Pháp tìm kiếm sò điệp vào mùa hè ngoài khơi bờ biển xứ Wales. Trong thực tế, họ ít khi làm thế vì di chuyển quá xa là không kinh tế.
Căng thẳng tuần này một phần là do sự thất bại trong thương lượng năm nay ở vịnh Seine. Pháp và Anh đã đóng thương vụ trong đó các tàu Anh tránh xa khu vực đó trong mùa hè để đổi lại một số ngày “không có mặt trên biển” không mong muốn của Pháp.
Nhưng các ngư dân Brittany phản đối. Họ lo lắng các tàu Anh sẽ hướng về phía tây và cạnh tranh với họ.

Chiến tranh sò điệp leo thang khi Pháp huy động hạm đội 250 người (kỳ 1)
Ngư dân Anh yêu cầu gởi lực lượng hải quân trong cuộc chiến sò điệp
Các nhà khoa học nghiên cứu bí ẩn sò điệp – Tại sao số lượng sò điệp thay đổi
Sò điệp khô

Comments
One Response to “Chiến tranh sò điệp leo thang khi Pháp huy động hạm đội 250 người (kỳ 2).”
  1. lien he 0977440640 says:

    ban so

Leave a reply to lien he 0977440640 Cancel reply

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa