Nhiếp ảnh gia dưới nước tiết lộ bức ảnh kinh ngạc về cá mặt trăng.

Viết bỡi Snejana Farberov

Bản tiếng Việt của bienvanguoi

Bạn sẽ không bao giờ biết bạn sẽ tìm thấy gì trong một túi đựng hồ sơ cũ, một bức ảnh kính mát chụp nhanh đã bị quên lãng từ lâu, một bức thư tình đã úa vàng, và trong trường hơp của nhiếp ảnh gia dưới nước người California này, một tấm ảnh hiếm về loài cá khổng lồ có hình dạng mặt trăng được chụp từ hai năm trước.
Bức ảnh mô tả một con cá mặt trăng dường như thuộc về một thế giới khác, di chuyển chậm chạp, được chụp ngoài khơi San Diego bỡi Daniel Botelho, và nó đã trở thành bức ảnh được xem thường xuyên sau khi được đăng trên trang Facebook của ông hồi tuần trước.
“Nó được click ‘Like’ 1.000 lần trong 36 giờ”, Botelho, một phóng viên ảnh đã từng đoạt giải thưởng chuyên chụp ảnh dưới nước, kể với Grind TV.

Giáp mặt: Phóng viên ảnh Daniel Botelho tình cờ gặp cá mặt trăng khi đang chụp hình cá voi xanh ở San Diego.

Đến thứ tư, số lượng like và share đã tăng lên đến 3.068 và 2.387 theo thứ tự.
Botelho giải thích ông đã tình cờ gặp cá mặt trăng vào tháng 7 năm 2010 trong một chuyến chụp cá voi xanh. Nhưng bức ảnh hiếm này bằng cách nào đó đã bị đặt nhầm vào một bìa giữ những tấm ảnh không dùng nữa, và ông cũng không nhờ về nó.
Botelho phát hiện lại tấm ảnh này khi ông chuẩn bị kế hoạch thực hiện một chuyến chụp ảnh cá voi xanh tiếp theo.
“Thật buồn cười, tôi lãng phí tấm ảnh này và sau hai năm tôi nhận ra nó, đăng lên mạng và nó lan nhanh như vi rút”, Botelho nói.

Sinh vật kỳ lạ: cá mặt trăng có hình đáng giống như viên đạn dài tới 14ft và nặng tới 5.000lb, biến chúng thành loài cá có xương nặng nhất thế giới.

Trong khi cá mặt trăng lừ đừ và hiền lành, chúng cũng làm khó cho các nhà nhiếp ảnh vì chúng rất nhanh nhẹn (điều này rất dễ gây nhầm lẫn) và không thích những thợ lặn đến gần.

Cá mola mola là gì?
Cá mặt trăng, hay mola mola, là loài nặng nhất trong các loài cá có xương, các cá thể lớn nhất đo được 14ft (4,2 mét) theo chiều thẳng đứng, và 10ft (3,1 mét) theo chiều ngang, và nặng gần 5.000lb (2.268 kg). Cá mập và cá đuối có thể nặng hơn, nhưng chúng là cá sụn.
Cá mặt trăng có hình dáng như viên đạn, ngắn, vì vây đuôi của chúng không bao giờ phát triển. Thay vì thế, nó gập lại khi con cá trưởng thành, tạo ra một cái đuôi tròn.
Mola trong tiếng latinh có nghĩa là “đá cối xay” và mô tả cá mặt trăng kiểu như là chúng có dạng tròn. Cá có màu trắng bạc và da hơi ghồ ghề.
Cá mặt trăng được phát hiện ở các vùng nước nhiệt đới và ôn đới khắp thế giới. Chúng thường nằm tắm nắng trên bề mặt và thường bị nhầm lẫn với cá mập khi vây lưng to lớn của chúng nổi lên trên mặt nước.
Răng chúng có cấu trúc giống như mỏ nhọn và không thể khép chặt miệng tương đối nhỏ.

“Có hơn năm con ở cùng một chỗ, nhưng khi tôi lặn xuống nước, nhẹ nhàng nhất có thể, nhưng chúng bỏ đi rất nhanh”, Botelho giải thích. Nhưng có một con đặc biệt này dừng lại xem tôi là ai, và chỉ có Chúa mới biết được tại sao con cá này bơi theo tôi. Những người trên thuyền nói nó giống như một con chó đang đi theo chủ của nó”.
Nhà nhiếp ảnh được miêu tả trong bức ảnh hy vọng chụp một bức về Botelho bên cạnh một con cá mặt trăng, nhưng thay vì thế, anh trở thành một nhận vật phụ để mô tả một con cá mặt trăng lớn như thế nào.
Tiến sĩ Tierney Thys, nhà sáng lập và giám đốc chương trình nghiên cứu và đánh dấu cá mặt trăng đại dương nói với National Geographic rằng cá mặt trăng là cá có xương lớn nhất thế giới với đặc điểm chính là đầu và thân dẹp.
Cá mặt trăng có thể dài tới 14ft và cân nặng 5.000lb, sống ở các đại dương nhiệt đới và ôn đới.
Bể cá Monterey Bay, trong một mô tả về loài này, viết: “Cá mặt trăng đại dương, hay mola, trông giống như phát minh của một nhà khoa học lập dị”.
Chúng ăn chủ yếu là sứa biển, nhưng cũng ăn mực và cá nhỏ. Mùa hè này, một số lượng lớn cá mặt trăng được phát hiện ngoài khơi California, điều này có thể được quy cho sự gia tăng số lượng của loài sinh vật nhiều gelatine được gọi là salp trong vùng nước này.

Leave a comment

  • Biển và Người

    Bienvanguoi.wordpress.com 2011-2017 All Rights Reserved

    Founder: Ha Vinh Minh, Editor-in-chief: Doan Hoa